Untitled Document
Hôm nay, 28/4/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Xây dựng mô hình xen canh lúa-tôm càng xanh toàn đực tại xã Tân Bằng, Huyện Thới Bình và Khánh Thuận, Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau / ThS. Vũ Hồng Như Yến, ThS. Mai Xuân Hương (chủ nhiệm đề tài) Trung tâm Giống Nông nghiệp Cà Mau - 67 tr.

   Nghiên cứu nuôi tôm càng xanh xen canh với trồng lúa vào mùa mưa, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân canh tác nông nghiệp. Bên cạnh thu nhập từ trồng lúa như mô hình canh tác hiện nay ( từ 12 triệu đến 18 triệu, 2-3 tấn lúa/ha), kết quả thu hoạch tôm càng xanh (từ 20-30 triệu đồng, 200 kg/ha) nuôi xen canh với cây lúa có ý nghĩa lớn trong cải thiện thu nhập. Chất thải từ tôm là phân bón cho cây lúa nên giảm chi phí phân bón cho cây lúa. Rễ cây lúa hấp thu những chất thải từ tôm nên giúp giảm chi phí sử dụng vi sinh. Trồng lúa sẽ giúp cải tạo đất canh tác nhờ vào khả năng hấp thu những chất mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, thất thải của tôm. Quá trình trồng lúa, bộ rễ sẽ giúp đưa lượng oxy vào đất làm tăng cường hoạt động của các loài vi sinh vật có ích, giúp quá trình phân hủy các chất hữu cơ độc hại thành chất hữu cơ hữu dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, cung cấp cho các loài phiêu sinh động vật, động vật nổi, động vật đáy…phát triển mạnh, làm phong phú chuỗi thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi cung cấp thức ăn cho tôm phát triển. Mô hình ít sử dụng hóa chất, không sử dụng kháng sinh, chủ yếu sử dụng men vi sinh và thuốc phòng trừ sâu bệnh có gốc sinh học, vì vậy sản phẩm tạo ra an toàn sinh học, góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình có thể hướng tới xây dựng đạt tiêu chuẩn VietGap. Kiến nghị thành lập tổ hợp tác và liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ngành chức năng quan tâm, quản lý chất lượng con giống. Đồng thời hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm trong gian tới.

Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127